Mẹo Vệ Sinh Ghế Da/ Ghế Nỉ Ô Tô Đơn Giản Tại Nhà

Ghế ngồi là nơi tiếp xúc trực tiếp với người dùng trong khoang nội thất, và thực tế nó vô cùng bẩn. Trên bề mặt ghế, tựa lưng, gối đầu hay những đường chỉ may đều chứa đầy bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc gây hại.

Tuy nhiên, rất nhiều anh em chủ xe lại bỏ lơ việc vệ sinh ghế ô tô do phần thiết kế và cấu tạo khá phức tạp. Hiểu được vấn đề này, hôm nay, AKauto sẽ chia sẻ đến anh em cách vệ sinh ghế xe ô tô đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.

Vệ Sinh Ghế Da Ô Tô


Khoang ghế da cao cấp, sang trọng khi bảo dưỡng thường xuyên
Bọc ghế da là loại chất liệu cao cấp, đắt tiền và có tuổi thọ lâu bền hơn so với vải nỉ. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, bề mặt da sẽ bị ố bẩn. Nếu không được vệ sinh, phủ dưỡng thường xuyên cũng sẽ nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng.

Lưu ý khi vệ sinh ghế da ô tô
Phong Bổn Auto lưu ý một số vấn đề khi chủ xe tự làm sạch ghế da ô tô tại nhà:

–  Cần kết hợp việc vệ sinh ghế da với chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ. Như vậy mới giữ được độ bóng và mềm mịn cho bề mặt da.

–  Vệ sinh đúng cách với loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho ghế da chứ không chỉ đơn thuần bằng nước.

–  Đảm bảo các vật dụng vệ sinh không gây tổn hại cho bề mặt da: Trầy xước, xù da, thủng lỗ,…

Dung dịch vệ sinh ghế da ô tô
Có nhiều trường hợp chủ xe dùng nước rửa chén, xà bông giặt đồ,… đề làm sạch ghế da. Điều này hoàn toàn sai lầm. Những loại dung dịch này chứa nhiều chất tẩy rửa, tính kiềm cao, về lâu dài sẽ khiến lớp da bạc màu, giảm độ mềm mại, sáng bóng.

Thay vào đó, hãy dùng chai vệ sinh ghế da ô tô (nước tẩy ghế da ô tô) chuyên dùng. Anh em có thể tham khảo một số dòng sản phẩm được ưa chuộng hiện nay như:

– Chemical Guys

– 3M Leather & Vinyl Restorer

– Sonax Leather Care

Trong trường hợp không có sẵn chất tẩy, anh em có thể thay thế bằng dấm trắng và dầu lạnh.

Pha dung dịch này theo tỉ lệ như 1:2. Cụ thể: 1 giấm trắng trộn cùng 2 dầu lạnh. Dung dịch này đủ khả năng vệ sinh ghế da, làm sạch bụi và các vết ố mà hoàn toàn an toàn với da tay.

Cách vệ sinh ghế da ô tô
Để làm sạch ghế da ô tô, loại bỏ những vết ố, bụi bẩn, đồng thời giữ cho bề mặt da ghế luôn mềm mại, êm ái, tạo được độ bóng…, chủ xe cần vệ sinh đúng cách với các thao tác đạt chuẩn và dung dịch chuyên dụng. Dưới đây là các bước vệ sinh ghế da anh em cần nắm khi tự tay chăm sóc chiếc xe của mình.

Bước 1: Kiểm tra bề mặt ghế

Thứ nhất, anh em cần xác định được mức độ bám bẩn của ghế xe hiện tại để từ đó có cách vệ sinh hợp lý nhất.

Thứ hai, do phần đệm ghế bên trong thấm hút nước nên chủ xe phải kiểm tra và che chắn phần bị rách, thủng lỗ (nếu có) trên bề mặt. Điều này giúp việc xịt nước, dung dịch tẩy rửa không gây ảnh hưởng đệm mút bên trong.

Bước 2: Hút bụi bề mặt


Hút bụi làm sạch bề mặt ghế da

Thao tác hút bụi loại bỏ tầng bụi bẩn đầu tiên bám trên bề mặt da. Điều này đồng thời giúp quá trình vệ sinh ghế da oto sau đó diễn ra nhanh chóng và sạch sẽ hơn.

Để thuận tiện cho việc vệ sinh ô tô, không chỉ ghế da mà có thể là mặt sàn, trần xe, cốp xe, anh em nên trang bị một chiếc máy hút bụi ô tô nhỏ gọn, tiện dụng.

Khi hút bụi, đi từ phần trên gối đầu xuống lưng, mặt ghế để tránh bỏ sót. Đặc biệt, chú ý những đường may, khe kẽ, nơi tích tụ nhiều bụi bẩn nhất.

Bước 3: Tẩy ố bẩn, làm sạch bề mặt ghế da

Để làm sạch những vết ố bẩn trên bề mặt ghế da, anh em cần chuẩn bị ít nhất 2 chiếc khăn chuyên dùng, bàn chải lông mềm và dung dịch vệ sinh ghế da ô tô.

Có nhiều trường hợp chủ xe dùng nước rửa chén, xà bông giặt đồ,… đề làm sạch ghế da. Điều này hoàn toàn sai lầm. Những loại dung dịch này chứa nhiều chất tẩy rửa, tính kiềm cao, về lâu dài sẽ khiến lớp da bạc màu, giảm độ mềm mại, sáng bóng.


Xịt dung dịch và lau vệ sinh bề mặt da

Thay vào đó, hãy dùng chai vệ sinh ghế da ô tô (nước tẩy ghế da ô tô) chuyên dùng. Anh em có thể tham khảo một số dòng sản phẩm được ưa chuộng hiện nay như Chemical Guys, 3M Leather & Vinyl Restorer, Sonax Leather Care…


Mẫu dung dịch vệ sinh ghế da 3M Leather & Vinyl Restorer

–  Sau khi hút bụi xong, hãy lau qua bề mặt ghế da một lần nữa.

–  Tiến hành xịt chất tẩy rửa lên bề mặt da, để trong thời gian ngắn cho vết bẩn, ố mềm ra và dùng khăn sạch khô lau sạch từng phần ghế.

–  Đối với những vết ố bẩn “cứng đầu”, hãy sử dụng bàn chải lông mềm chà lên bề mặt để làm sạch. Thao tác này cần tiến hành nhẹ nhàng để không gây tổn thương lớp da.

Lưu ý: Nếu như ghế da của bạn có lỗ thông hơi, ví dụ như da bò thật, đừng xịt trực tiếp hóa chất lên mà nên thấm trước vào bàn chải, khăn mềm.

Bước 4: Bảo dưỡng ghế da ô tô

Việc dùng dung dịch bảo dưỡng ghế da có tác dụng tạo độ bóng cũng như bảo vệ bề mặt. Nó là nhu cầu thiết yếu chứ không phải là “xa xỉ” như nhiều anh em vẫn nghĩ.


Dùng khăn mềm lau dưỡng chất bảo dưỡng

–  Hãy chuẩn bị một miếng mút chuyên dưỡng bóng ghế da. Sau đó, thấm dưỡng chất và lau đều trên bề mặt.

–  Chủ xe cũng có thể thay thế bằng loại khăn mềm, không quá dày để tránh lãng phí dung dịch bảo dưỡng.

–  Để khô tự nhiên trong khoảng từ 5-10 phút là có thể sử dụng bình thường.

Như vậy, cách vệ sinh ghế da ô tô không quá khó hay cầu kỳ như anh em vẫn thường nghĩ phải không nào. Hãy quan tâm và vệ sinh định kỳ cho ghế da, kết hợp bảo dưỡng để mặt da luôn sáng bóng như mới.

Lưu ý: Bên cạnh tự vệ sinh ghế da ô tô tại nhà, chủ xe có thêm sử dụng thêm dịch vụ vệ sinh ghế da chuyên nghiệp của các trung tâm uy tín. Thời gian thích hợp là định kỳ 4-6 tháng/lần. Điều này có tác dụng vệ sinh toàn diện ghế xe cũng như khoang nội thất, từ đó quá trình chăm sóc mỗi ngày cũng đơn giản và nhanh gọn hơn.

Vệ sinh ghế nỉ ô tô
Ghế bọc nỉ là chất liệu được sử dụng phổ biến trên những chiếc ô tô phân khúc tầm trung hiện nay. Do đặc tính dễ bám bụi lại thấm hút nước nên vải nỉ rất nhanh bị ẩm mốc, đồng nghĩa với đó là quá trình vệ sinh cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Những vết bẩn “huyền thoại” trên ghế nỉ phải kể đến như vết cà phê, vết nôn ói, vết mực, vết dầu mỡ,…

Cách tốt nhất để vệ sinh ghế nỉ sạch sẽ chính là gỡ phần ghế, tháo bọc nỉ và giặt sạch. Tuy nhiên, cách này nên được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, tránh việc gây hư hỏng cho xe.

Vậy, vệ sinh ghế nỉ ô tô tại nhà theo các nào hợp lý và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé!

Dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô
Phong Bổn Auto giới thiệu một số loại dung dịch chuyên dùng cho vệ sinh vải ghế nỉ mà anh em có thể lựa chọn:

– Sonax Interior Cleaner Limpia tapices

– 3M Leather & Vinyl Restorer, 3S Car Care

– Liqui Moly 1539…

Cách vệ sinh ghế nỉ ô tô
Để tiến hành vệ sinh ghế nỉ ô tô sạch sẽ nhất, anh em cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh ghế nỉ chuyên dụng. Ngoài dung dịch chuyên vệ sinh ghế, sau đây là một số vật liệu cần thiết khác:

– Khăn mềm khô microfiber

– Máy hút bụi mini dành cho xe ô tô

– Nước sạch

Sau đây là các bước vệ làm sạch ghế nỉ xe hơi toàn diện và hiệu quả.

Bước 1: Kiểm tra tình trạng bề mặt


Kiểm tra tình trạng bề mặt ghế nỉ trước khi vệ sinh

Đây là thao tác quan trọng và thiết yếu trước khi tiến hành giặt ghế nỉ ô tô. Anh em cần xác định mức độ bám bẩn hiện tại của vải ghế đang như thế nào? Từ đó chuẩn bị và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.

Bước 2: Hút bụi bề mặt vải nỉ


Tại các trung tâm chuyên vệ sinh nội thất ô tô sẽ sử dụng loại máy hút bụi công nghiệp để làm sạch bước đầu cho ghế nỉ. Còn khi tự vệ sinh tại nhà, anh em hãy sử dụng thiết bị mini, nhỏ gọn và tiện dụng hơn.

Hãy hút bụi kỹ phần khe, kẽ, nơi bụi bẩn, thức ăn thừa,… sẽ rơi xuống và bị giữ lại rất nhiều.

Bước 3: Giặt ghế nỉ ô tô

Sau khi đã hút bụi bẩn trên ghế, anh em sẽ đi vào vệ sinh chi tiết và kỹ càng hơn cho vải ghế.


Tiến hành xịt dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô, chờ trong khoảng 3-5 phút để vết bẩn mềm ra. Nếu chủ xe sử dụng xà phòng giặt ghế nỉ, hãy pha loãng với nước ấm trước khi xịt lên. Lưu ý, không để nước quá ướt.


Tiến hành xịt dung dịch vệ sinh ghế nỉ ô tô, chờ trong khoảng 3-5 phút để vết bẩn mềm ra. Nếu chủ xe sử dụng xà phòng giặt ghế nỉ, hãy pha loãng với nước ấm trước khi xịt lên. Lưu ý, không để nước quá ướt.

Như vậy là Phong Bổn Auto vừa giới thiệu đến bạn cách vệ sinh ghế da ô tô & cách vệ sinh ghế nỉ ô tô ngay tại nhà.

Bạn đã từng tự tay vệ sinh ghế xe hơi của mình tại nhà chưa? Bạn có đang gặp phải vấn đề gì khó khăn? để lại ý kiến dưới bài viết và cùng chia sẻ nhé!

FACEBOOK