Sơn Phủ Gầm Cho Xe Ô Tô Có Tác Dụng Gì?

Sơn phủ gầm ô tô chống rỉ, phủ gầm chống ồn hay phủ gầm cách nhiệt hiên đang là những dịch vụ được các chủ xe cũng như nhiều cơ sở, chăm sóc xe quan tâm bởi các tính năng vượt trội cũng như các "lời đồn" về nó. Nếu bạn cũng đang băn khoăn thực hư về vấn đề sơn phủ gầm và sự ưu việt của sơn phủ gầm ô tô chống rỉ công nghệ Đức, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Sơn phủ gầm ô tô là gì?


Sơn phủ gầm ô tô là việc trang bị cho gầm ô tô một lớp phủ bằng cách xịt phủ lên toàn bộ bệ mặt của gầm xe ô tô một lớp sơn hóa chất chuyên dụng. Hỗn hợp hóa chất dùng để sơn ô tô là một loại hỗn hợp dung môi dạng sệt bao gồm các thành phần gốc nhựa tổng hợp hay cao su non.

Ưu điểm vượt trội của sơn phủ gầm là: 

Bảo vệ gầm xe khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài
Giúp vệ sinh gầm xe dễ dàng hơn.
Chống gỉ sét đồng thời hỗ trợ cách âm gầm một cách hiệu quả.
Bảo vệ "zin" xe và giá trị xe ô tô mới mua tốt nhất.

Tại sao nên sơn phủ gầm ô tô?


 1. Bảo vệ gầm xe khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài
Gầm xe ô tô là bộ phận gần như thấp nhất của xe, gầm xe ô tô nằm ở vị trí chỉ cách mặt đường khoảng 120mm đến 250mm. 

Đá và cát văng lên gầm sẽ dẫn đến nhiều tổn thương cho các bộ phận ở gầm xe. Nếu xe của bạn không được trang bị thêm lớp sơn bảo vệ gầm, lâu ngày sẽ gây ra những hỏng hóc và hao mòn không đáng có.

Trong quá trình hoạt động, gầm xe phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều tác nhân nguy hiểm như bùn đất, dầu mỡ, nhựa đường cùng vô số các tạp chất khác. Sau thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề như trầy xước, gỉ sét gầm xe thậm chí là gầm xe sẽ bị ăn mòn dẫn đến biến dạng toàn bộ chiếc xe.


2. Chống ăn mòn gỉ sét
Thực trạng ngập úng do mưa tại Việt Nam là nguyên nhân phổ biến khiến gầm xe ô tô bị gỉ sét, ăn mòn axit xuống cấp nhanh chóng. Không những thế, không khí nước ta thường có độ ẩm cao làm rút ngắn độ bền của khung gầm. 

Gầm ô tô bị biến dạng, gỉ sét,... gây tác động lớn đến quá trình vận hành của nhiều bộ phận xe cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chiếc xe. Nếu như không khắc phục ngay vấn đề này thì người dùng sẽ phải bảo dưỡng cũng như sửa chữa gầm xe rất tốn chi phí


3. Giúp vệ sinh gầm dễ dàng.

Sơn gầm xe ô tô còn giúp vệ sinh gầm xe dễ dàng. Lớp sơn phủ gầm giống như lớp ngăn cách để chủ xế thoải mái rửa, xịt gầm mà không lo đọng nước, han gỉ.

4. Bảo vệ "zin" xe và giá trị xe ô tô mới mua tốt nhất

Đối với ô tô mới mua, sơn phủ gầm giúp bảo vệ 'zin' xe lâu hơn. Đồng thời, giá trị của xe cũng được bảo vệ lâu dài, kể cả khi chủ xế có ý định bán hoặc sang nhượng.

Nên phủ gầm ô tô khi nào?

Ô tô mới mua

Rất nhiều người vừa mua xe phân vân có nên sơn gầm xe ô tô mới không. Bởi xe ô tô mới mua đã có sẵn lớp sơn gầm rất mới, chưa bị hư hao gì, nếu sơn phủ thêm liệu có lãng phí? Theo các chuyên gia, phủ gầm xe hơi hiệu quả nhất là khi xe mới mua. Bởi lúc này phần gầm vẫn còn “zin” chưa bị hao mòn, hư hại, gỉ sét.


Với ô tô mới, gầm xe chưa bị nhiễm các tạp chất gây ăn mòn, gỉ sét… Do đó quy trình vệ sinh và sơn gầm xe ô tô đơn giản hơn rất nhiều. Không cần qua các bước tẩy gỉ sét phức tạp. Đặc biệt, khi phủ gầm ô tô mới, khả năng liên kết giữa các lớp phủ với lớp sơn “zin” cũng tốt hơn, bền hơn.

Như vậy sơn gầm xe ô tô mới sẽ giúp tăng hiệu quả bảo vệ gầm lên mức cao nhất. Vì thế nên phủ gầm càng sớm càng tốt.

Ô tô cũ có dấu hiệu gỉ sét

Với ô tô qua nhiều năm sử dụng, dù gầm đã bị gỉ sét hay chưa thì cũng nên xịt phủ bảo vệ. Bởi nếu gầm xe có dấu hiệu gỉ sét thì chứng tỏ lớp sơn “zin” đã xuống cấp, bị tấn công. Nếu không tẩy gỉ và tăng cường sơn bảo vệ gầm, để lâu ngày vết gỉ sẽ càng lan rộng, ảnh hưởng đến các chi tiết xung quanh, nghiêm trọng hơn là toàn bộ kết cấu khung gầm xe.

Quy trình sơn phủ gầm ô tô


Mỗi cơ sở, trung tâm thường có các quy trình sơn phủ gầm riêng. Tuy nhiên đa phần sẽ bao gồm các bước sau:

  • Tháo các chi tiết không sơn phủ
  • Vệ sinh gầm xe và hốc bánh xe: Vệ sinh bằng nước, dung dịch tẩy chuyên dụng…
  • Kiểm tra, tẩy vết gỉ sét
  • Che chắn các khu vực không sơn phủ
  • Tiến hành xịt sơn phủ gầm và hốc bánh xe
  • Làm khô sơn bằng đèn sấy khô nhiệt (đèn hồng ngoại)
  • Tiến hành phủ thêm lớp tiếp theo (nếu có)
  • Làm khô lớp sơn cuối cùng, lắp lại các chi tiết đã tháo, mở keo – nilon dán, vệ sinh lại xe
  • Số lớp sơn phủ gầm tùy thuộc vào các gói xịt phủ cũng như loại sơn. Thông thường sơn từ 1 – 4 lớp.

FACEBOOK